Hướng dẫn thủ tục hồi hương cho Việt kiều
9.0 trên 10 được 7 bình chọn

Hồi hương là việc công dân Việt Nam đã định cư ở nước ngoài và mong muốn trở về quốc tịch Việt Nam để có thể hưởng các quyền lợi về tài sản, kinh doanh hoặc đầu tư tại Việt Nam. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn quay về Việt Nam sinh sống phải thực hiện thủ tục hồi hương và đáp ứng những điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định.

Tóm tắt nội dung

  • Điều kiện để xin hồi hương
  • Hồ sơ xin hồi hương
  • Nơi nộp hồ sơ xin hồi hương
  • Tài sản được phép mang về Việt Nam
  • Dịch vụ làm hồ sơ hồi hương

Điều kiện để xin hồi hương

Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin hồi hương về Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Từng là công dân Việt Nam và có các giấy tờ thể hiện nguồn gốc này.

+ Thái độ chính trị rõ ràng: Hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá tổ quốc, không có hành động chống đối chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

+ Có khả năng đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương.

+ Có cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh:

  • Cơ quan cấp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ hoặc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo lãnh với trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước.
  • Thân nhân đủ 18 tuổi có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và người trong dòng tộc) bảo lãnh với trường hợp xin hồi hương vì mục đích nhân đạo hoặc đoàn tụ gia đình.

 huong dan thu tuc hoi huong 2

Hồ sơ xin hồi hương

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 875/TTg, mục II Thông tư liên tịch số 06/TT-LT, điểm 2 Thông tư liên tịch số 04/TTLT-BCA-BNG, bạn cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ xin hồi hương, mỗi bộ gồm:

+ Đối với người xin hồi hương:

  • Đơn xin hồi hương theo mẫu.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
  • Bản sao thị thực (visa) hoặc giấy miễn thị thực.
  • 03 hình cỡ 4×6 nền trắng (02 hình dán vào đơn xin hồi hương, 01 hình dán vào giấy thông hành hồi hương).
  • Bản khai lý lịch.
  • Giấy tờ chứng minh khả năng đảm bảo cuộc sống khi hồi hương.

+ Đối với người bảo lãnh:

  • Giấy bảo lãnh theo mẫu.
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân.
  • Giấy tờ xác nhận của người bảo lãnh
  • Giấy tờ bảo lãnh có ký tên, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan (trường hợp được cơ quan Việt Nam bảo lãnh).

Nơi nộp hồ sơ xin hồi hương

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn đến nộp tại Việt Nam: Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc sở công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tài sản được phép mang về Việt Nam

Theo quy định hiện hành, tài sản được phép mang về nước là các loại tài sản di chuyển, đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi hồi hương về nước mang theo thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, được miễn thuế nhập khẩu, cụ thể:

+ Hàng hoá tiêu dùng như ôtô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, dàn âm thanh… được miễn thuế nhập khẩu.

+ Tiền thuộc tài sản, thu nhập không hạn chế về số lượng và không phải chịu khoản thuế nào.

 huong dan thu tuc hoi huong 1

Dịch vụ làm hồ sơ hồi hương

Việc làm hồ sơ hồi hương đòi hỏi nhiều loại giấy tờ khác nhau, phải có sự chuẩn bị kỹ càng khi giải trình với cán bộ nhà nước về hồ sơ. Vì vậy, bạn cần am hiểu và cập nhật thường xuyên về luật cũng như những quy định và chính sách thủ tục hồi hương.

Đến với Nhị Gia để được hỗ trợ tận tình nhất về dịch vụ làm hồ sơ hồi hương. Hơn 15 năm kinh nghiệm, chúng tôi mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo nhất:

+ Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục hồi hương.

+ Quy trình làm việc khép kín và đơn giản cùng mức chi phí hợp lý từng trường hợp hồ sơ.

+ Tận tình hỗ trợ với các phát sinh ngoài ý muốn về hồ sơ.

+ Cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng.

Trên đây là thông tin chi tiết nhất về hồ sơ hồi hương cho Việt kiều. Nếu bạn cần hỗ trợ về thông tin hay gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 0941399845 – 02432039666