Làm visa các nước [ phần 3]
9.0 trên 10 được 3 bình chọn

Visa, Passport là gì ?

Visa (còn gọi là thị thực xuất nhập cảnh) là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Các quốc gia thường có các điều kiện để các cấp thị thực, chẳng hạn như thời hạn hiệu lực của thị thực, khoảng thời gian mà đương sự có thể lưu lại đất nước của họ.

Visa có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia, hoặc thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó, đôi khi thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch có sự cho phép của quốc gia phát hành. Nếu không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình, đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này.

Passport (hộ chiếu) là một loại giấy tờ để nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người giữ, khi sang quốc gia khác. Hiện nay có ba loại hộ chiếu: Hộ chiếu phổ thông, Hộ chiếu công vụ và Hộ chiếu ngoại giao.

Nội dung trong hộ chiếu gồm có :

– Số hộ chiếu
– Ảnh
– Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính
– Số chứng minh nhân dân
– Nơi sinh
– Cơ quan cấp; Nơi cấp
– Các nước có thể đi đến (hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này)
– Thời hạn sử dụng
– Vùng để xác nhận thị thực
– Tên và thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu

Thủ tục xin cấp Visa

Xin Visa ra nước ngoài: Hiện nay một số nước đã miễn Visa cho công dân Việt Nam, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với các nước khác, thủ tục cấp Visa tùy theo yêu cầu cụ thể của từng quốc gia.

Đối với người nước ngoài đi công tác hoặc du lịch vào Việt Nam, nếu không phải là công dân ở các nước được miễn thị thực, quý khách cần phải có Visa do Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của Việt Nam tại đất nước của quý khách cấp hoặc xin Visa Việt Nam từ nước thứ 3.

Thủ tục làm Passport

– Trường hợp đang làm việc cho các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp Nhà Nước, quý khách cần chuẩn bị:

Giấy quyết định cử đi công tác
Ảnh 4×6
Tờ khai (theo mẫu)

– Trường hợp quý khách không làm việc trong các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp Nhà nước, cần chuẩn bị:

Tờ khai theo mẫu
Ảnh 4×6
Bản sao Hộ khẩu & bản sao CMND (kèm bản chính đối chiếu)
Chú ý: Trẻ em dưới 16 tuổi bố mẹ phải khai và ký thay có công chứng và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Hộ chiếu sẽ được xin và cấp tại cơ quan xuất nhập cảnh của tỉnh, thành phố nơi bạn cư trú. Thời gian làm hộ chiếu cũng rất nhanh, khoảng 1 tuần là bạn đã có thể nhận được hộ chiếu được gửi về tận nhà.

Thủ tục làm Visa

Hồ sơ bao gồm

-Hộ chiếu có chữ ký của quí khách và còn hạn sử dụng trên 6 tháng + Hộ chiếu cũ (nếu có).
-3 tấm ảnh 4cm x 6cm, nền trắng (chụp trong vòng 6 tháng trở lại).
-Bản sao rõ ràng từng trang sổ hộ khẩu gia đình.
-Chứng minh nhân dân + hộ khẩu (bản photo rõ ràng từng trang).
-Bản photo các giấy tờ chứng minh: Hợp đồng lao động, giấy chứng nhận nghề nghiệp, giấy xác nhận mức lương, đơn xin nghỉ phép đi du lịch (nếu là CB-CNV), giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu là chủ doanh nghiệp), giấy chứng nhận hưu trí (nếu đã nghỉ hưu),
-Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã có gia đình), giấy khai sinh và giấy đồng ý cho đi du lịch của cha/mẹ (nếu quí khách dưới 18 tuổi),
-Giấy chứng nhận sở hữu tài sản có giá trị (nhà, đất, ôtô, cổ phần, cổ phiếu), sổ tiết kiệm ngân hàng trên 5.000 USD (thời gian gởi tiết kiệm trên 2 tháng so với ngày khởi hành) hoặc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng

Điều kiện làm visa

1. Điền vào tờ đăng ký visa, 01 ảnh 4×6 (chụp trong vòng 6 tháng trở lại).
2. Chứng minh lý do xuất cảnh, quá cảnh và đăng ký:
-Đăng ký cấp visa D (cư trú): yêu cầu đơn chúng nhận thân phận định cư, đơn chúng nhận thân phận định cư do người đăng ký hoặc người nhà đang sinh sống bảo lãnh đăng ký, đăng ký tại đồn công an tại thành phố sở tại;
-Đăng ký cấp visa Z (lập nghiệp): yêu cầu có Thẻ được phép làm việc, giấy mời đến làm việc hoặc giấy chứng minh là nhân viên của đơn vị ( cơ quan, công ty..) (có thể chấp nhận thư hoặc điện báo);
-Đăng ký cấp visa X (học tập): yêu cầu có giấy gọi học, giấy chứng minh của đơn vị tiếp nhận hoặc đơn vị chủ quản, giấy khám sức khỏe;
-Đăng ký cấp visa F (phỏng vấn, khảo sát): yêu cầu có điện báo của đơn vị sẽ được phỏng vấn hoặc khảo sát;
-Đăng ký cấp visa L (du lịch):  yêu cầu phải có chứng minh của đơn vị tiếp quản du lịch, phải chứng minh có đủ phí chi tiêu để du lịch;
-Đăng ký cấp visa G ( quá cảnh): phải khai trình visa (đúng thời hạn) được cấp tại nước sẽ đến, nếu trong trường hợp nước sẽ đến tiếp theo miễn visa thì người đăng ký quá cảnh sẽ khai trình vé liên trình;
-Đăng ký cấp visa C (liên vận hàng không, hàng hải..): yêu cầu đăng trình các thủ tục được quy định do hai nước ký kết từ trước;
-Đăng ký cấp visa J-1, J-2 (phóng viên, nhà báo): yêu cầu phải đăng trình chứng minh của cơ quan chủ quản.

Visa – thước đo uy tín quốc gia?

Visa, gọi nôm na là thị thực khi nhập cảnh vào các nước. Dù chưa có văn bản xác nhận nhưng trong thực tế ai cũng thấy rằng đó là thước đo uy tín và sự tin cập của các quốc gia.

Thông thường, khách vào nhà ai đều phải xin phép và chủ nhà có quyền từ chối, nếu không thích hoặc thấy bất tiện. Khách phải có uy tín và tin cậy cỡ nào mới được vào nhà mà không cần xin phép, nghĩa là được miễn visa. Điều thú vị là không phải hễ cường quốc thì được mọi người tin cậy, có thể vào nhà thiên hạ thoải mái.
Thế giới có 219 nước và vùng lãnh thổ. 10 nước được miễn visa nhiều nhất thì chín nước thuộc châu Âu gồm có Anh, Phần Lan, Thụy Điển được miễn thị thực 173 nước. Tiếp theo là Đan Mạch, Đức, Mỹ, Luxemburg 172 nước. Ý, Hà Lan, Bỉ 171 nước.
Quốc gia đứng đầu châu Á là Nhật Bản cùng với Canada, Pháp, Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland được miễn thị thực 170 nước. Đảo quốc Singapore dẫn đầu ASEAN và xếp thứ 2 châu Á cùng với Úc, Hy Lạp 167 nước. Hàn Quốc 166 nước, Malaysia 163, Brunei 146 nước…

Visa là gì??

Visa (còn gọi là thị thực nhập cảnh) là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. Thông thuờng visa được cấp bằng cách đóng vào sổ hộ chiếu.

Tại Việt nam, visa nhập cảnh được cấp cho người nước ngoài có thể phân biệt các loại:

1. Visa du lịch: có giá trị 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho khách du lịch, được quyền nhập xuất cảnh một lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.

2. Visa thương mại: có giá trị từ 90 ngày đến 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến kinh doanh hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư, được quyền nhập xuất cảnh nhiều lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.

3. Giấy phép tạm trú: có giá trị từ một năm kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến làm việc thường xuyên hoặc đầu tư, được quyền nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.

Xin Visa ra nước ngoài:

Hiện nay một số nước đã miễn VISA cho công dân Việt Nam như THÁI LAN, SINGAPORE…. Với các nước khác, bạn phải đến Đại Sứ quán của quốc gia đó tại Hà Nội hay TP HCM để làm các thủ tục: khai xin nhập cảnh, nộp lệ phí. Đối với một số nước sẽ có những yêu cầu thủ tục đặc biệt, bạn cần đến Đại sứ quán để tìm hiểu.

– Công dân mang hộ chiếu Việt Nam loại phổ thông có thể nhập cảnh một số nước sau đây mà không cần visa với thời hạn tối đa là: Singapore: 30 ngày, Thái Lan: 30 ngày, Malaysia: 30 ngày, Indonesia: 30 ngày, Lào: 30 ngày, Phililippines: 21 ngày. Brunei miễn visa cho Việt Nam

– Ngoài ra, nếu mang Hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao thì còn một số nước khác cũng không cần visa.

Các lưu ý khi làm Visa nước ngoài:

Thứ nhất, “bí quyết” chung của việc xin visa thành công đó là bạn LÀM THEO CHÍNH XÁC yêu cầu của đại sứ quán. Tức là họ yêu cầu 12 loại giấy tờ, thì bạn nộp đúng 12 loại giấy tờ như thế. Nếu họ yêu cầu 12 hạng mục, mà bạn chỉ đem tới giấy tờ của 11 hạng mục thôi, thì bạn sẽ bị yêu cầu bổ sung. Mà một khi đã bị yêu cầu bổ sung thì thời điểm có kết quả visa sẽ bị lùi lại, làm chậm công việc của bạn. Do đó, bạn phải đọc thật kỹ, kiểm tra thật kỹ giấy tờ trong hồ sơ của mình nhé.

Thứ hai, bạn nên xin visa càng sớm càng tốt. Ví dụ như tháng 7 xuất phát thì tháng 5 hoặc ngay đầu tháng 6 phải nộp hồ sơ rồi. Các đại sứ quán có lịch của họ. Trong nhiều trường hợp, cho dù bạn cần đi gấp thì họ cũng sẽ không giải quyết sớm cho bạn vì nhân lực của họ hạn chế, không đủ người để giải quyết cho ai theo diện ưu tiên.

Trong trường hợp bạn được mời đi công tác và lịch bay gấp, bạn có thể nhờ đơn vị mời can thiệp hộ bằng cách gửi fax đến sứ quán để họ “châm chước”. Nhưng tất nhiên cũng tùy sứ quán mà nguyện vọng của bạn có được đáp ứng hay không.

Thứ ba, bạn cần check kỹ yêu cầu về số tiền thanh toán lệ phí xin visa. Một số đại sứ quán yêu cầu nộp tiền VNĐ, nhưng 1 số khác lại yêu cầu nộp $$$ (tiền Việt họ lại không nhận). Trường hợp như ĐSQ Mỹ thì theo mình nhớ là phải thanh toán lệ phí trước qua một ngân hàng trung gian rồi kẹp hóa đơn vào hồ sơ xin visa (bạn nào cần biết cụ thể xin mời google, mình không làm hộ công việc đơn giản này nha).

Thứ tư, để tránh “bài học thương đau”, nếu có phải bao gồm giấy booking khách sạn trong hồ sơ thì bạn nên đặt phòng khách sạn nào cho phép refund, để nếu không được cấp visa thì bạn còn cancel kịp và không mất tiền.

Một số lưu ý nhỏ khác khi làm Visa nước ngoài:

-Hầu hết các sứ quán đều yêu cầu bạn nộp đầy đủ giấy tờ kèm theo bản sao hộ chiếu (có đầy đủ các trang dán visa các nước bạn từng đi hoặc dấu của các nước bạn từng đến). Một số sứ quán không nêu rõ yêu cầu này trên website nên trước khi nộp hồ sơ tốt nhất bạn nên photo hộ chiếu ra 1-2 bản, mang theo cho an tâm.

– Đối với các sứ quán không làm việc theo kiểu đặt lịch hẹn trước, bạn cần lưu ý giờ giấc làm việc và không đến muộn sau giờ làm việc quy định. Cần để ý cả ngày nghỉ của sứ quán nữa vì nhiều sứ quán có những ngày nghỉ của riêng nước họ (ngày làm việc của bạn có khi lại là ngày nghỉ của họ, thành ra bạn có đến cũng công cốc!). Lịch nhận hồ sơ và trả hồ sơ thường rơi vào các ngày hoặc buổi khác nhau. Cái này bạn cần hỏi kỹ nhân viên bảo vệ hoặc đọc kỹ hướng dẫn trên website của sứ quán.

– Thường thì các sứ quán không có quy định về hạn mức tiền tiết kiệm tối thiểu bạn cần có, nhưng theo kinh nghiệm của cá nhân mình, 50 triệu trở lên là đủ (với 1 chuyến đi khoảng 10 ngày trở xuống, và 50 triệu này là không tính tiền mua vé máy bay). Tất nhiên, nếu bạn có nhiều hơn thì càng tốt; nhưng ít hơn thì có thể bạn sẽ gặp rắc rối. Hãy hiểu rằng đi du lịch những nước phát triển rất tốn kém. Ví dụ, nếu không tính tiền vé máy bay thì bạn có thể đi chơi được ở London trong 1 tuần với 15 triệu đồng, hoặc thậm chí 10 triệu đồng nếu có người cho ở nhờ và có thẻ tín dụng, nhưng sứ quán sẽ không thông cảm cho tình trạng tài chính hạn hẹp đâu (nhất là khi có những rủi ro như lỡ chuyến bay, gặp vấn đề cần đến nhiều tiền như tai nạn không may, vân vân) nên bạn cần chuẩn bị đủ nhé. Trong trường hợp có người mời bạn đi công tác, hãy “lợi dụng” họ triệt để: nhờ họ gửi fax sang sứ quán nếu như sứ quán xử lý có hơi chậm chẳng hạn. Thường thì những trường hợp đi công tác dễ được ưu tiên hơn.

Các nước cấp visa khi đến mà không cần xin trước hoặc miễn visa nhưng có điều kiện đi kèm

Ấn Độ: Việt Nam là một trong số ít các nước được phép xin visa ngay tại 4 sân bay ở Ấn Độ: Delhi, Mumbai, 

Nhật bản :Từ tháng 11, khách du lịch Việt Nam, Philippines và Indonesia tham gia tour trọn gói của các công ty du lịch được Nhật Bản chỉ định sẽ được đơn giản hóa thủ tục xin thị thực du lịch một lần, Thời hạn có hiệu lực của thị thực Nhật Bản sẽ được kéo dài đến 5 năm (trước đây là 3 năm). Ngoài ra, công dân của 3 nước trên dù không đang cư trú tại nước họ mang quốc tịch cũng sẽ được xin thị thực vào Nhật Bản thông qua một cơ quan ngoại giao có thẩm quyền cấp thị thực tại nước họ đang cư trú.

Hàn Quốc: Không cần visa khi đến đảo Jeju

Đài loan: Công dân Việt Nam (chưa từng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài) có visa trong thời hạn còn hiệu lực của các nước Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Úc, New Zealand và visa Schengen châu Âu(bao gồm cả thẻ định cư) sẽ được miễn thị thực nhập cảnh Đài Loan lưu trú trong thời gian 30 ngày. Tuy nhiên, cần đăng kí trên mạng để được xét duyệt, sau khi được chấp thuận mới có thể làm thủ tục lên máy bay và nhập cảnh Đài Loan. Giấy chứng nhận chấp thuận có hiệu lực trong vòng 30 ngày, trong thời hạn còn hiệu lực có thể xin nhập cảnh nhiều lần. Việc đăng kí này được miễn phí làm thủ tục visa

Visa và các loại Visa

Visa (còn gọi là thị thực nhập cảnh) là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. Thông thuờng visa được cấp bằng cách đóng vào sổ hộ chiếu.
Tại Việt nam, visa nhập cảnh được cấp cho người nước ngoài có thể phân biệt các loại:
1. Visa du lịch: có giá trị 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho khách du lịch, được quyền nhập xuất cảnh một lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
2. Visa thương mại: có giá trị từ 90 ngày đến 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến kinh doanh hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư, được quyền nhập xuất cảnh nhiều lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
3. Giấy phép tạm trú: có giá trị từ một năm kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến làm việc thường xuyên hoặc đầu tư, được quyền nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.

Hộ chiếu và các loại hộ chiếu:

– Hộ chiếu (passport) là một loại giấy tờ quan trọng do một chính phủ cấp cho công dân nước mình như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài.
Hộ chiếu Việt nam hiện nay có thể chia làm 03 loại:
1. Hộ chiếu Phổ Thông (Popular Passport): được cấp cho mọi công dân Việt nam, có hộ khẩu và Chứng minh nhân dân, có đầy đủ quyền công dân. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này khi nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế phải qua các lối đi thông thường và có thể được miễn visa nhập cảnh theo qui định của các nước đến. Người du học hoặc xuất cảnh định cư cũng sử dụng hộ chiếu phổ thông.
2. Hộ Chiếu Công Vụ (Official Passport): được cấp cho các quan chức chính phủ đi nước ngoài do công vụ của nhà nước. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến.
3. Hộ Chiếu Ngoại Giao (Diplomatic Passport): được cấp cho các quan chức ngoại giao của chính phủ đi nước ngoài công tác. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng ưu tiên đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến.

Những thứ cần mang theo khi đi du lịch nước ngoài:

Hộ chiếu (passport) còn thời hạn tối thiểu 6 tháng
Thị thực (visa) hợp lệ
Vé máy bay, bảo hiểm du lịch
Ngoại tệ: USD và đồng bản tệ của nước đến du lịch
Hành lý xách tay: 02 kiện đối với hạng thương gia, 01 kiện đối với hạng phổ thông, mỗi kiện có trọng lượng không vượt quá 7kg và kích thước không quá 56 x 36 x 23cm.
Hành lý ký gửi: tùy theo loại vé, hãng hàng không mà số kg hành lý ký gửi có giới hạn khác nhau. Thông thường đi đường dài được gửi 30kg/người, đi nhiều người có thể gộp lại để chung tải. Nếu số kg gửi quá mức qui định phải đóng thêm lệ phí gửi.
Một số vật dụng khác: sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch về nơi chuẩn bị đến, máy ảnh, điện thoại di dộng, đồ dùng cá nhân…

Những điều cần lưu ý khi du lịch nước ngoài:

Có địa chỉ và số điện thoại của đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam tại nước đến du lịch để liên hệ trong trường hợp bị mất hộ chiếu, nhờ can thiệp hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến luật lệ ở nước sở tại;
Sao chép thêm các bản sao hộ chiếu, bảo hiểm du lịch, vé máy bay… để đề phòng trong trường hợp bản gốc bị thất lạc có thể nhanh chóng làm lại các bản gốc thay thế;
Tìm hiểu đặc điểm, tập tục văn hóa, khí hậu của nước đến du lịch để có sự thích nghi phù hợp; ăn mặc phù hợp với phong tục của người bản địa;
Học một số câu thông dụng của nước đến du lịch để giao tiếp trong trường hợp cần thiết;
Khi đến sân bay nước ngoài, nên lấy bản đồ du lịch hoặc các tờ thông tin, hướng dẫn du lịch để có những thông tin cần thiết về các phương tiện vận chuyển; các số điện thoại hữu ích; địa điểm cung cấp các dịch vụ; các điểm tham quan; các siêu thị, khách sạn…;
Giữ cẩn thận những giấy tờ tùy thân như visa, hộ chiếu, bảo hiểm du lịch… vì có thể bị kiểm tra bất cứ lúc nào.

Giấy tờ tùy thân khi ra nước ngoài

Khi đến một quốc gia nào đó bạn buộc phải có Visa hoặc hộ chiếu có thị thực. Đây là những giấy tờ vô cùng quan trọng cho chuyến du lịch nước ngoài của bạn. Thông thường đối với hộ chiếu các quốc gia sẽ yêu cầu còn thời hạn 6 tháng để có thể thực hiện chuyến đi. Bạn nên có kế hoạch xin Visa và hộ chiếu phù hợp với hành trình của mình. Tránh để tình trạng không kịp cấp giấy tờ làm ảnh hưởng đến cả chuyến đi của mình. Hơn nữa, bạn cũng có bản sao y có công chứng những giấy tờ tùy thân phòng trường hợp bị mất hoặc thất lạc trong chuyến đi. Đây là một trong những điều bạn nên làm vì nó sẽ giúp ích cho bạn trong những tình huống khẩn cấp.

Chuẩn bị tài chính khi ra nước ngoài

Thông thường, đi du lịch nước ngoài bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt. Hãy mang vừa đủ để chi tiêu nhỏ còn lại nên dùng thẻ ngân hàng. Đặc biệt, nên dùng thẻ tín dụng cho du lịch là thẻ Mastercard/Visa. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho bạn vừa có thể thanh toán những dịch vụ sử dụng lại không phải mất công giữ gìn tài sản của mình.

Trước khi thực hiện chuyến đi, bạn nên đến ngân hàng phát hành thẻ hoặc liên hệ qua tổng đài thông báo và kiểm tra lại tình trạng thẻ tín dụng của mình. Một số ngân hàng được trang bị tính năng bảo mật cao, nên khi có giao dịch lạ từ nước ngoài báo về thì ngân hàng sẽ ngay lập tức khóa thẻ. Điều này sẽ gây khó khăn cho bạn khi đang ở nước ngoài. Vì vậy, đừng tiếc thời gian mà gửi thông báo cho ngân hàng rằng khoảng thời gian bạn sẽ dùng thẻ để thực hiện giao dịch quốc tế. Bạn cũng đừng quên tìm hiểu những ưu đãi từ thẻ tín dụng tại nơi bạn chuẩn bị du lịch đến nhé, nó sẽ mang lại cho bạn lợi ích khá lớn đó.

Tìm hiểu văn hóa nước bạn chuẩn bị du lịch

Đừng quên trang bị những thông tin về văn hóa con người của đất nước mà bạn chuẩn bị đi du lịch lên. Việc tìm hiểu trước cho bạn thêm kiến thức để hành xử cho đúng nhằm tránh những phiền phức không đáng có xảy ra trong quá trình. Hơn nữa khi nắm được thông tin bạn sẽ chủ động để đối phó tốt hơn.